Bú gộp- Có rất nhiều mẹ cảm thấy hoang mang, không hiểu vấn đề gì đang xảy ra. Có phải mẹ đang bị thiếu sữa hay có vấn đề gì đó đối với nguồn sữa của mình? Thông thường cữ bú của trẻ sẽ giao động trong khoảng từ 1h30- 3h một lần. Với số lần là 8-12 lần bú đối với trẻ sơ sinh. Khi bé yêu lớn hơn chút, cữ bú của bé sẽ gian khoảng 2-4 tiếng, 6-8 lần/ ngày. Nhưng đôi khi có trường hợp bé bú nhiều hơn thế nếu bé đang vào giai đoạn bú gộp. Hãy cũng Haakaa tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé. 

1) Bú gộp là gì? 

be bu gop.jpg
Mẹ cảm thấy hoang mang khi bé trong giai đoạn “Bú gộp”

Bú gộp là sự thay đổi của bé khi bú mẹ. Số lần bé bú trong gày tăng nhiều hơn, đánh dấu bằng một số lần cho ăn ngắn trong vài giờ ( không phải cả ngày.) Gia đoạn bú gộp sẽ kéo dài trong khoảng từ 2-5 ngày. Bé có thể bú 3-6 lần trong một giờ, trong 2-3 giờ (Đôi khi có thể thường xuyên hơn). Và có những cữ bí còn lại giãn hơn trong ngày. Bé có biểu hiện vừa bú vừa nghỉ. Trong lúc bú ngủ gà ngủ gật nhưng lại dễ tỉnh giấc, đòi bú lại. Bé bú tầm 5-20 p thậm chí lâu hơn khiến cho mẹ lo lắng không hiểu sao bé yêu lại quấy khóc như vậy. 

2) Hiện tượng này xảy ra khi nào? 

Giai đoạn bú gộp thường xảy ra vào khoảng bé 2-3 tuần, 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây cũng là một hiện tượng tự nhiên của bé dể kích thích tăng nguồn sữa ở mẹ. Bé có thể quấy khóc nhiều hơn, đòi bú thường xuyên hơn vào buổi tối. Giai đoạn này có thể kéo dài tới vài tháng. Có nhiều khi không phải lúc nào cũng là một dấu hiệu cho giấc ngủ dài nhưng đôi khi sau khi bé bú lâu và ngủ dài hơn trong đêm. Bú gộp cũng có thể là do sự tăng cường trong nhu cầu của bé để tăng trưởng nhảy vọt. Đôi khi cũng có thể liên quan đến các mốc phát triển của bé và thương đi kèm với việc bé quấy khóc. 

be bu gop.jpg
Bé quấy khóc khi bước vào thời kỳ “Bú gộp”

3) Chỉ có bú sữa mẹ mới gặp tình trạng bú gộp này?

be bu gop1.jpg 

Bé bú gộp kèm quấy khóc buổi tối không chỉ riêng ở bé bú mẹ. Chu kỳ này vẫn có cả ở bé bú bình và bé bú sữa công thức. Việc mẹ cho con ăn thêm sữa ngoài cũng không thể cải thiện được hơn tình hình của bé. Các mẹ đừng quá lo lắng, đây là hiện tương diễn ra rất bình thường ở trẻ. Mẹ chỉ cần để ý lương tã ướt trong một ngày của bé( 6-8 tã ướt và tã bản). Sau 6 ngày tuổi, bé có khoảng 6-8 tã ướt một ngày và không ít hơn 4-5. Sau thời gian 4-6 tuần tuổi, có bé có thể không ị trong vòng 4 ngày. Chỉ cần bé thoải mái không có vấn đề gì về phân, khó chịu bụng. Và con vẫn đang phát triển theo các chỉ số tăng trưởng của chính mình. Nếu mẹ cảm thấy lo lắng về sức khỏe con hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bé.

 4) Vì sao bé bú gộp? 

be bu gop 2.jpg

Nếu giai đoạn bé bú gộp liên quan đến tăng trưởng nhảy vọt của con. Con bú nhiều hơn đơn giản vì bé cần nhiều calo hơn. Thông thường nguồn cung sữa sẽ tăng sau 3-5 ngày do nhu cầu sữa bé tăng và mẹ cho bé bú theo nhu cầu để lấy sữa ra. Bé bú mẹ càng nhiều thì cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều sữa hơn. Chính vì vậy mẹ đừng quá vội vàng thêm bữa sữa công thức cho bé. Hãy để cơ thể mẹ tự điều chỉnh tăng lượng sữa cho bé trong giai đoạn này. Nếu mẹ đang hút sữa để con bú, mẹ có thể dựa vào hình thức bú gộp của bé để kích sữa phù hợp với nhu cầu của con. Và cũng vì lý do này, có một trong những kích sữa mẹ hiệu quả là “Bơm/hút gộp” hay còn gọi là cách kích sữa power pump.

 5) Những mẹo để vượt qua giai đoạn trẻ bú gộp 

Mẹ có thể áp dụng các cách sau: – Cho con bú thường xuyên. – Nếu bé đang bú trực tiếp mẹ hoàn toàn, đừng cho con bú thêm sữa bình hoặc sữa công thức trừ khi thật sự có các chỉ số khoa học cho thấy bé phát triển có vấn đề do sữa mẹ đang giảm thật sự không đủ cho con. – Tránh cho con bú theo giờ đã định sẵn (chẳng hạn theo phương pháp Easy) – Đi dạo, tắm cho em bé, thay đổi kích thích – thay đổi khung cảnh để mẹ giảm stress. – Địu con, hoặc cho con vào xe đẩy khi con quấy. – Ngồi ghế lắc lư cả mẹ và con – Massage thư giãn cho bé. – Có thể dùng tiếng động trắng khi con khó chịu – Thử tư thế cho bú khác nhau để tìm ra tư thế con bú hiệu quả. Có thể vừa bồng vừa đi để cho bú. – Khi quá mệt mỏi, mẹ hãy giao bé để người nhà dỗ (nếu không có ai giúp, mẹ có thể để con ở vị trí an toàn cho bé) và đi ra chỗ khác để nghỉ ngơi một vài phút. Trong khi đó, mẹ hít thở sâu và tự nói với chính mình, mọi việc sẽ ổn. – Hãy nhờ người giúp đỡ việc nhà lo ăn uống để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi – Hãy nhớ thời kỳ này sẽ không kéo dài mãi mãi. 

6) Điều luôn cần nhớ trong giai đoạn này

be bu gop3.jpg

 – Đây không phải là lỗi của mẹ. – Cũng phải lỗi ở con, con cũng không phải hư, muốn làm khó cả nhà… – Mẹ theo dõi các dấu hiệu dinh dưỡng và con đủ nước, điều này sẽ cho mẹ biết con không phải thiếu sữa. Việc hiểu một cách khoa học con đủ sữa rất quan trọng bởi khi mẹ có sữa ít con sẽ có thể có những biểu hiệu đòi bú như bú gộp. – Con bú gộp và quấy khóc nhưng không kéo dài cả ngày bởi nếu con khó chịu vì đau gì thì sẽ kéo dài – Nếu con khóc không ngừng, mẹ không thể dỗ con nín hàng giờ, con không chơi vui vẻ, con có dấu hiệu không đủ nước (con ít tè hay nước tiểu vàng đậm), con có vẻ đau đớn ở đâu, hãy hỏi bác sĩ nhi để kiểm tra con mẹ nhé.

 “Giai đoạn quấy khóc và bú gộp của con không phản ánh nguồn sữa, chất lượng sữa của mẹ, cách nuôi dạy con hay hành vi của con. Tuy nhiên những sự thay đổi đột ngột của bé có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và lo lắng. Hãy gần gũi bé, đáp ứng nhu cầu bé bú để con có sự thoải mái trong thời điểm này rất quan trọng. Việc này sẽ giúp bé xây dựng lòng tin, phát triển trí não bé, giúp mẹ duy trì nguồn sữa cho mẹ và cũng tạo sự gắn bó giữa mẹ và con.”

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *