Dưới đây là 5 tư thế cho con bú để mẹ thử, thêm 3 mẹo bạn có thể sử dụng để bé bú tốt hơn. Ngoài ra, còn các công cụ hỗ trợ và ảnh minh hoạ kèm theo. Cùng tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Một trong những điều gây ngạc nhiên nhất khi trở thành một người mẹ đó chính là cho con bú có thể rất khó! Nhiều mẹ nghĩ rằng nó là bản năng tự nhiên, rất dễ dàng vì nó là một quá trình sinh học bình thường. Trẻ biết được nó nên làm như thế nào, và mẹ nên biết được các tư thế cho con bú.
Điều này có thể đúng với một số người nhưng đối với phàn lớn phụ nữ thì việc học cách cho con bú lại là điều khó khăn. Một cách may mắn, việc cho con bú lại dễ hơn nhiều và trở thành điều mà nhiều phụ nữ coi là cách cho con bú “ lười biếng” của họ.
Bạn đi từ khó đến dễ như thế nào? Hỗ trợ từ chuyên gia, cũng như là học cách cho con bú nhiều nhất có thể là khởi đầu rất tốt. Dưới đây là các tư thế cho con bú tốt nhất để cả mẹ và bé có một khởi đầu thật thuận lợi. từ đó, bạn có thể có một mối quan hệ gần gũi lâu dài với bé.
Cách để trẻ bú
Khía cạnh quan trọng nhất của việc cho con bú thành công đó là cho con bú đúng. Điều này là cơ sở để bú một cách hiệu quả và mẹ cũng cảm thấy ít hoặc không bị khó chịu.Có rất nhièu cách để cho con bú đúng, nhưng dưới đây là một vào mẹo để mẹ có thể bắt đầu:
- Một tay đỡ vú, một tay luồn sau lưng bé để đỡ, bế bé( không chỉ đỡ phần đầu mà cả cơ thể của trẻ) đủ gần để chúng có thể dễ dàng tiếp cận núm ti.
- Dùng núm vú để chạm vào môi trên của trẻ đến khi chúng mở rộng miệng để ngậm.
- Tiếp theo, để trẻ ngậm vào núm ti. Để cằm trẻ chạm vào vú trước và nên chạm nhiều vào phần mô ngực ở bên dưới núm ti hơn là phần bên trên.
- Môi trẻ phải được gấp mép hoàn toàn quanh quầng vú.
- Đỡ bé bằng gối để bạn không phải khom người xuống.
- Hãy đảm bảo để mũi bé không bị bịt lại.

Cách để biết trẻ đã ngậm ti
Dưới đây là số cách để biết trẻ được ngậm và đã ngậm ti đúng :
Môi trẻ được gấp mép ở bên ngoài, giống như “môi cá”
Cằm trẻ chạm vào ngực vú mẹ
Trẻ đã ngậm sâu, nghĩa là phần ngực mà trẻ ngậm được tầm khoảng 1 inch
Lưỡi trẻ lộ ra khi bạn kéo môi dưới của chúng xuống
Bạn nghe thấy tiếng chúng nuốt
Bạn sẽ biết trẻ bú đúng cách khi bạn không cảm thấy đau và trẻ bú sữa tốt

3 cách để giúp trẻ bú
Các tư thế bú bạn chọn có thể giúp ích trong việc trẻ bú đúng cách. Cách bạn nâng đỡ vú trong suốt quá trình cho con bú cũng rất quan trọng. Có 3 cách chính để nâng đỡ vú cho trẻ bú tốt hơn và dễ hơn. Hãy thử những tư thế này nhé!
- Hình chữ U: Đặt tay bạn vào lồng ngực bên dưới và dùng tay ôm lấy bầu ngực để ngón tay cái ra bên ngoài và các ngón tay khác ở bên trong. Tay cuẩ bạn sẽ tạo thành hình chưc U, Ngực sẽ nằm bên trong phần không gian mở của hình chữ U đó.
- Hình chữ C: Dùng tay bọc xung quanh vú với ngón tay cái ở bên trên và các ngón tay khác khép lại để ở bên dưới sao cho các ngón tay và tay cái tạo thành hình chữ C. Đảm bảo các ngón tay và tay cái của bạn không quá gần với núm ti.
- Chữ C lớn: Đối với trẻ đang có vấn đề về ngậm bắt vú hoặc ngậm bắt vú chưa đủ sâu. Bạn hãy đặt tay hình chữ C, sau đó đẩy ngón tay cái xuống vùng mô bú và kéo lên để núm ti hướng lên trên( về cơ bản, bạn đang đẩy / kéo da lên trên để tạo ra một bộ ngực trông “nuột nà”). Khi trẻ ngậm bắt vú rồi thì hãy đặt miệng của trẻ vào phía dưới của bầu vú và sau đó cuộn núm vú vào miệng của trẻ. Điều này giúp bé ngậm sâu hơn
Cách để biết trẻ đang bú hiệu quả là gì?
Có thể khó để tin rằng ngực của bạn đang làm việc khi bạn không biết chắc chắn bao nhiêu sữa đã được sản xuất ra và lấy đi. Một chú ý thú vị: cách chuyên gia cho con bú có những mức đo đặc biệt cái mà bạn có thể cân trẻ lúc trước và sau khi cho chúng bú để biuết cính xác trẻ nhận được bao nhiêu lượng sữa mẹ. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đã ăn đủ sữa:
Trẻ tăng cân đều đặn
Trẻ làm ướt tã khoảng 5-6 cái mỗi ngày
Bạn có thể nghe thấy tiếng trẻ nuốt sữa
Trẻ ăn thường xuyên ( mỗi ngày 2-3 giờvà 2-4 giờ vào mỗi đêm)
Trẻ tỉnh táo, nắng động và khoẻ mạnh ( tương tự, trẻ ngủ liên tục thay vì ăn thường xuyên nên hỏi của bác sĩ)
5 tư thế cho con bú
Có những tư thế cho con bú tốt nhất mà mẹ cần biết và thử. Đối với mỗi đứa trẻ, và mẹ của chúng, sẽ có những tư thế hiệu quả nhất cho cả hai mẹ con. Hãy thử và xem xem cái nào hợp với bạn nhất nhé!
1.Cho con bú thoải mái, hay còn gọi là tư thế cho con bú sinh học

Đây là tư thế mẹ và bé thực hiện theo bản năng sau sinh. Mẹ đặt lưng nằm xuống một cách thôải mái, và bé nằm bên trên ngực mẹ, da chạm da và bắt đầu tìm núm ti. Trẻ được ôm một cách cẩn thận trong vòng tay của mẹ. Những nghiên cứu chỉ ra rằng tư thế này đôi lúc được gọi là cho con bú sinh học, kích thích phản xạ của trẻ tìm núm ti và bắt đầu bú theo ý mình.
2. Tư thế ôm nội

Tư thế này phổ biến và dễ nhất đối với bé lớn hơn chút( 3 tháng tuồi trở lên). Hoàn hảo cho những bà mẹ nào muốn cho con bú một cách kín đáo khi ở nơi đông người
3. Tư thế ôm nôi ngang

Tư thế này thì giống với tư thế ôm nôi nhưng đặc biệt tốt cho trẻ sơ sinh đang học cách bú hoặc cho trẻ không bú tốt.
4.Tư thế ôm bóng
Tư thế ôm bóng khi cho trẻ bú phù hợp với một số trường hợp :
Mẹ sinh mổ nhưng vết thương chưa lành;
Đầu ti của mẹ bị tụt vào sâu bên trong hoặc bị dẹt khiến bé khó khăn khi bú bằng các tư thế khác;
Mẹ có bầu vú hoặc đầu ti của quá lớn;
Sữa mẹ chảy quá mạnh khi trẻ bú.
5.Tư thế nằm nghiêng

Tư thế này khó xuống nhất nhưng lại cực hữu ích một khi bạn làm. Đối với gia đình ngủ chung( hoặc thậm chí là không) việc làm chủ tư thế nằm nghiêng cho con bú là một cách hữu ích. Bạn không chỉ việc nằm xuống cho con bú mà còn có thể chợp mắt trong khi trẻ bú. Tư thế này thích hợp hơn cho việc ngủ và chúng ta đều biết ngủ nhiêu f nhất có thể là chìa khoá để sống sót qua những ngày đầu có em bé.