
Phát ban hay còn gọi là rôm xảy là một bệnh lí về da thường xảy ra ở trẻ sơ sinh trong thời gian hè hoặc những ngày thời tiết ấm. Bạn có thể đã nhìn thấy trước đó, có lẽ vào ngày ấm áp sau khi đi chơi về với bé. Bạn có thể thấy những nốt sần màu hồng – giống như là những chấm nhỏ hoặt vết chích trên cổ, ngực, và sau vài giờ sau khi bạn thay đồ đi ngủ
Lần đầu tiên thấy các nốt sần đỏ này trên cơ thể các bé, hầu hết các ba mẹ đều hoang mang. Nhưng sau đó một cuộc gọi nhanh cho bác sĩ làm rõ vẫn đề sẽ làm bạn bớt căng thẳng hơn. Rôm xảy thì phổ biến ở trẻ, nó tự lặn trong vài ngày bằng các biện pháp đơn giản tại nhà và hiếm khi phải nhờ đến sự can thiệp của y tế.
Hơn nữa, nếu bạn không chắc chắn liệu bạn đang gặp phải phát ban hay loại bệnh nào khác, hãy xin lời khuyên của bác sĩ khoa nhi. Bác sĩ cũng có thể cho bạn những cách để làm con bạn thoải mái hơn.
Chứng phát ban hoặc rôm xảy
Phát ban, hoặc rôm xảy có đặc điểm là những nốt mẩn đỏ nổi lên. Đôi lúc những chấm này giống như những cục mụn nhỏ. Vết phát ban dễ gây nhận thấy và đôi lúc làm các bậc cha mẹ ngạc nhiên. Trẻ sẽ không có các dấu hiệu nào khác như sốt, nhìn chung là ổn. Một số trường hợp khác, rôm xảy làm trẻ ngứa , khó chịu dẫn đến dễ cáu kỉnh.
Những dấu hiệu phổ biến thường thấy ở trẻ mắc rôm xảy là:
Mọc nốt sần đỏ dưới dạng các chấm nhỏ hoặc vết sưng
Ở trẻ sơ sinh, rôm xảy mọc hầu hết ở cổ, nách, nép gấp khuỷ tay và khu vực quấn tã
Ở trẻ tập đi và trẻ lớn hơn thì rôm xảy thường mọc ở cằm, ngực và lưng
Rôm xảy hiếm mọc ở mặt, bàn tay, lòng bàn chân
Đôi khi rôm xảy có thể ngứa; cảm giác rần rần như kiến bò hoặc đau như kim châm.
Rôm xảy có xu hướng lan rộng, nhất là khi gãi
Đối với trẻ sơ sinh, rôm xảy có thể có cả mụn nước nhỏ.
Biến chứng
Thường thì rôm xảy hoặc phát ban tự lặn trong một vài ngày( thường 2-3 ngày) khi da trẻ mát hơn và biện pháp ở nhà làm giảm được. Đôi lúc-đặc biệt khi rôm xảy lan rộng ra, trẻ sẽ gãi một cách thường xuyên, khiến bé cáu kỉnh- nghiễm trùng phát triển lên.
Dấu hiệu nhiễm trùng là:
Khu vực có rôm xảy trở nên đỏ, sưng phồng, chạm vào thấy ấm
Trẻ kêu đau hoặc tỏ ra đau đớn
Bạn có thể thấy những vệt đỏ đến từ chỗ mọc rôm xảy
Bạn thấy mủ
Trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm sưng hạch bạch huyết
Trẻ bị sốt
Nếu bé cho thấy bất cứ dấu hiệu nào như trên thì nên đưa bé đi khám sớm nhất có thể.
Nguyên nhân và yếu tố rủi ro
Phát ban hoặc rôm xảy diễn ra khi tuyến mồ hôi của trẻ bị tắc nghẽn, gây ra các mụn sưng đỏ nhỏ xung quanh các tuyến mồ hôi. Điều này xảy ra nếu trẻ mặc quần áo quá dầy vào thời tiết ấm hoặc ẩm; Nếu bé quá nóng trong lúc vận động hoặc da bị bao phỉ một lớp kem, lotions, thuốc mỡ trong lúc vận động và nóng bức.
Có vài yếu tố làm tăng khả năng bị phát ban ở trẻ là:
Thời tiết nóng ẩm: Phát ban thường xảy ra trong thời gian hè hoặc những ngày thời tiết ấm
Vận động hoặc vận động quá mức, đặc biệt là trong lúc nóng bức( Thường xảy ra ở những bé lớn hơn)
Mặc quần áo dầy hoặc lạm dụng chăn, đặc biệt là trong mùa hè. Mặc quần áo dễ thở trong thời tiết nóng bức, trong xe hoặc ở những khu vực kém thông gió khác.
Sử dụng nhứng sản phẩm nhất định, bao gồm thuốc mỡ, kem, lotion,có thể làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi. Hãy cẩn thận khi sử dụng dầu và các loại sản phẩm khác lên tóc của trẻ( nếu bạn để ý thấy rôm xảy mọc trên trán trẻ). Trẻ đang bú có thể dễ bị phát ban khi tiếp xúc với những loại kem chứa lanonin bôi trên núm ti hoặc bôi trực tiếp lên da bé. Đôi lúc phát ban xuất hiện ở ngực do thuốc mỡ có chứa tinh dầu bạc hà bôi lên để làm giảm cơn ho của bé.
Tuyến mồ hôi: Trẻ sơ sinh thường bị mọc rôm xảy nhiều hơn do tuyến mồ hôi chưa trưởng thành như những trẻ lớn hơn
Độ ẩm: Ở trẻ, phát ban hoặc rôm xảy thường có xu hướng xảy ra ở những nơi bị giữ ẩm như nách, dưới cổ, và khu vực quấn tã; Chỉ cần lau khô những khu vực này định kì sẽ làm giảm nguy cơ bị rôm.
Chẩn đoán
Nếu trẻ dột nhiên bị phát ban, bạn nên gọi cho bác sĩ. Rôm xảy ở trẻ rất phổ biến và hầu hết chúng không đáng lo ngại và sẽ tự biến mất hoặc điều trị đơn giản.
Tuy nhiên, một số rôm xảy bao gồm bệnh sở hay thuỷ đậu có thể nghiêm trọng hoặc lây sang những người khác. Vì rôm xảy giống với các loại phát ban khác nên khó có thể nhận ra được .
Điều trị
Tin tốt là dù rôm xảy hoặc phát ban có thể gây lo lắng và làm phiền các bé liên tục nhưng nó thường rất dễ điều trị và hầu hết các phương pháp điều trị là tại gia hoặc đến mua thuốc tại quầy nhà thuốc để chữa trị.
Để tránh bị rôm xảy ở bé, kháng khuẩn, duy trì độ ẩm tự nhiên cho da, mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm Hi Baby. Bột tắm thảo dược Hi baby có tác dụng:
Giúp khử mồ hôi và làm dịu da khi bị: rôm sảy, mề đay, mẩn ngứa, viêm da, hăm tã, viêm da do cơ địa, mẩn đỏ…
– Giữ da luôn mềm mại, thơm mát và khỏe mạnh. Góp phần đem lại cảm giác thoải mái cho bé sau khi dùng
Thay đổi lối sống
Có vài thứ đơn giản bạn có thể làm ngay khi biết được bé mắc phải đó là:
Giảm nhiệt cho bé
Làm mát cơ thể bé bằng quạt hoặc bật điều hoà
Cởi bỏ lớp quần áo dày cộp
Cho trẻ uống đủ nước
Néu chúng đang mặc quần áo dày, hoặc vải kín khí thì hãy thay cho trẻ bộ khác mỏng hơn và thoáng khí hơn.
Lau các lớp lotion, dầu, kem hoặc kem dưỡng ẩm cho bé
Để cơ thể bé được khô thoáng.
Nếu có thể, bạn nên khuyến khích con không nên gãi vào các mụn rôm vì như vậy sẽ làm da bị kích ứng thêm.
Cách điều trị tại nhà
Có một số cách điều trị tại nhà bạn có thể thử để làm dịu vết phát ban và đợi cho vết đó biến mất. Bao gồm:
Bật quạt và điều hoà để nhà mát mẻ hơn.
Không để bé đắp chăn dầy đi ngủ vào các buổi đêm thời tiết ấm.
Dừng việc bôi kem hoặc dầu lên da bé nhất là chỗ phát ban
Thử chườm lạnh cho da
Thử tắm nước lạnh mà không dùng xà phòng- thêm 1 ít baking soda có thể làm dịu da của bé
Thuốc
Chỉ sử dụng kem hoặc thuốc không kê đơn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ cũng có thể kê đơn một loại kem chống viêm dạng mạnh hơn để điều trị phát ban. Một số loại kem bôi có thể có thuốc mà bác sĩ thường khuyên dùng bao gồm:
Kem hydrocortisone 1% (không kê đơn)
Kem dưỡng da calamine (không kê đơn)
Phần kết
Nếu bé mắc phải rôm xảy hay phát ban thì đừng sợ! Trước hết, hãy nhớ rằng đây chỉ là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Thậm chí là đối với các bé lớn hơn và người lớn đôi khi cũng gặp phải. rôm xảy không gây nguy hiểm tức thời và lâu dài cho trẻ, chúng cũng không để lại sẹo.
Đổng thời, bạn cũng nên nhớ rằng trẻ bị mắc rôm xảy là do mặc quần áo dày hoặc bôi kem, thuốc mỡ.
Thêm nữa, Nếu bạn thấy lo lắng về việc trẻ bị phát ban thì hãy liên lạc, hỏi ý kiến của bác sĩ. Trong những trường hợp hiếm, rôm xảy và phát ban sẽ trở lên nhiễm trùng nặng. Đó là lí do bạn nên cho bé đi kiểm tra nếu có bất cứ điều gì làm bạn lo lắng.
Bài tiếp theo: thời điểm và cách cai sữa cho con