Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cũng chính vì vậy các chuyên gia luôn khuyến nghị nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Hôm nay Haakaa hi vọng bài viết “Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ” dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ một số thông tin hữu ích. Giúp các mẹ thành công khi nuôi con bằng chính dòng sữa mẹ ngọt ngào giàu dinh dưỡng của chính mình. Mời các mẹ cùng tham khảo nhé.

Khái niệm nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ

Là việc nuôi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bằng chính dòng sữa được tiết  ra từ bầu vú của người mẹ. Kể từ thời điểm bé bắt đầu chào đời cho đến khi bé thôi bú mẹ.
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích “kép” cho cả mẹ và bé.


Lợi ích đối với bé

Được cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ trong ít nhất 6 tháng đầu đời

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện về thể chất, đặc biệt thúc đẩy sự phát triển tối ưu trí não của trẻ.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ bằng việc chia sẻ một phần hệ miễn dịch từ mẹ sang bé thông qua các kháng thể có trong nguồn sữa mẹ.

Phòng ngừa các bệnh về nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.

Giúp chống dị ứng cho trẻ

Sữa mẹ dễ hấp thu và tiêu hoá. Rất phù hợp với hệ tiêu hoá còn non yếu của bé.

Sữa mẹ luôn sạch sẽ, đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho bé khi bú trực tiếp.

Lợi ích đối với mẹ

Cho trẻ bú mẹ sau khi sinh giúp mẹ nhanh chóng xổ rau, kích thích co hồi tử cung và giảm nguy cơ chảy máu.

Cho trẻ bú ngay và thương xuyên kích thích tăng cường sản sinh dòng sữa mới. Giảm cảm giác căng tức bầu vú.

Tiện lợi và tiết kiệm tài chính

Giúp tăng cường gắn kết tình cảm mẹ con

Giảm nguy cơ ung thứ vú, ung thư buồng trứng

Giúp chậm có kinh nguyệt và được coi là biện pháp tránh thai an toàn cho mẹ.
Không chỉ vậy, việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang lại những lợi ích lớn cho nền y tế quốc gia: Giảm nguy cơ bệnh tật cho cả mẹ và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Từ đó giảm được chi phí y tế điều trị cho nhóm đôi tượng này.

cam nang nuoi con bang sua me.jpg
Haaka- Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ

Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ

Những nguy cơ tiềm ẩn của việc không nuôi con bằng sữa mẹ

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ không được bú mẹ hoàn toàn có thể tăng nguy cơ tử vong khi mắc pải một số bệnh trong những năm tháng đầu đời: 45% tử vong do nhiễm trùng sơ sinh, 30% tử vong do tiêu chảy cấp, 18% từ vong do nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi. Các thống kê cũng cho thấy trẻ không bú mẹ có nguy cơ tử vong cao gấp 14 lần so với trẻ được nuôi con bằng sữa mẹ.

Những trẻ uống sữa công thức hoàn toàn thường dễ mắc tiểu đường tuýp 2 hơn so với trẻ được bú sữa mẹ. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ rất dễ bị mắc phải các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, dị ứng, viêm phổi, các bệnh về đường ruột… do sữa công thức không thể cung cấp những kháng thể cũng như nhiều loại  men tiêu hóa tự nhiên như sữa mẹ.. 

Đối với người mẹ, việc không nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, buồng trứng. Bởi việc cho con bú còn có khả năng giảm số chu kỳ rụng trứng lại, đảm bảo nội tiết của mẹ sẽ ổn định khi đến tháng. Khi nội tiết được ổn định cũng góp phần giúp mẹ có hệ sinh sản khỏe mạnh hơn.


Nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ

Trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh (trong 1 giờ đầu) để kích thích mẹ tiết sữa.

Cho trẻ bú theo nhu cầu bất kể ngày đêm.

Bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, không cần ăn thêm bất kỳ thức ăn đồ uống nào khác.

Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối.

Thời gian trung bình mỗi bữa bú 15 – 20 phút.

Nên cai sữa khi trẻ được 24 tháng hay lâu hơn nếu có thể.

Khi mẹ bị bệnh, trẻ ốm, trẻ không tự bú được thì nên vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa.


Cách cho con bú

Tư thế

Tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn.

Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng.

Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ.

Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú.

Đỡ toàn bộ cơ thể trẻ

Cách ngậm bắt vú đúng

Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.

Miệng trẻ mở rộng.

Môi dưới hướng ra ngoài.

Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.

Hậu quả ngậm bắt vú sai

Đau hay tổn thương núm vú (có thể nứt cổ gà).

Cương tức vú, tắc tia sữa.

Vú sẽ tạo ít sữa đi.

Trẻ đòi bú liên tục, khóc nhiều và mỗi lần bú kéo dài hoặc từ chối bú mẹ.

Trẻ tăng cân kém.

nuoi con bawngd sua me

Vắt sữa

Cách vắt sữa: Vắt sữa có ích trong những trường hợp sau:

Giảm bớt căng tức sữa hoặc tắc ống dẫn sữa

Mẹ có núm vú tụt vào trong phải vắt sữa cho trẻ ăn trong khi trẻ đang tập bú

Vắt sữa cho trẻ từ chối bú mẹ ăn trong khi tập bú trở lại.

Vắt sữa cho trẻ ốm hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng thấp khi trẻ không thể bú được.

Duy trì sự tạo sữa khi mẹ phải đi làm xa hoặc mẹ bị ốm không trẻ bú được.

Đề phòng núm vú bị khô nứt hoặc đau.

Kỹ thuật vắt sữa bằng tay: (nên để bà mẹ tự làm lấy)

Rửa tay sạch

Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái và giữ một cốc đựng sữa ở gần vú

Đặt ngón tay cái ở phía trên quầng vú và núm vú, ngón tay trỏ đặt ở phía dưới quầng vú và núm vú đối diện với ngón tay cái, các ngón tay khác đỡ vú, ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào thành ngực. Không nên ấn mạnh quá vì có thể làm tắc ống dẫn sữa. Ấn vào rồi bỏ ra, làm lại nhiều lần. Việc này không gây đau, nếu đau nghĩa là kỹ thuật làm sai. Xoay ngón tay vào quầng vú vùng bên cạnh để đảm bảo rằng sữa được vắt ra từ tất cả các khoang sữa.

Tránh xoa bóp hoặc trượt các ngón tay dọc theo da, tránh ép vào núm vú vì ấn hoặc kéo núm vú không làm cho sữa chảy ra.

Vắt mỗi bên vú tối thiểu 3-5 phút cho tới khi dòng sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia và sau đó lại vắt lại ở cả hai bên

hương dan vat sua bang tay.jpg
Cách vắt sữa

 

Các mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm Cốc hứng sữa và hút sữa Haakaa nhé.

Những khó khăn khi cho con bú

Không đủ sữa:

Muốn tạo được nhiều sữa bà mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi sinh, cho trẻ bú nhiều lần, bú đúng cách để kích thích phản xạ tiết sữa và phun sữa. Nên cho trẻ bú nhiều vào ban đêm cũng là một cách để tăng cường sự tạo sữa. Nếu bà mẹ phải đi làm, không có điều kiện cho con bú thường xuyên thì bà mẹ phải vắt sữa thường xuyên để kích thích vú tạo sữa.

Nứt núm vú: 

Thường do nguyên nhân trẻ ngậm bắt vú sai. Nếu trẻ ngậm bắt vú sai, trẻ sẽ kéo núm vú vào và đẩy ra trong khi mút bú, đồng thời chà xát da của núm vú lên miệng trẻ. Điều này làm cho bà mẹ rất đau, sau nhiều lần bú kiểu này, da ở núm vú sẽ bị tổn thương gây nứt núm vú. Xử trí bằng cách thực hiện ngậm bắt vú đúng, triệu chứng đau sẽ giảm đi.

Cương tức vú: 

Nguyên nhân: Không cho trẻ bú sớm, bú thường xuyên, ngậm bắt vú sai, hạn chế thời gian mỗi bữa bú. Phòng ngừa bằng cách cho trẻ bú sớm, bú thường xuyên và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng. Xử trí bằng cách: Nếu trẻ bú được thì phải cho trẻ bú thường xuyên, nếu trẻ không bú được thì phải vắt sữa bằng tay hoặc dùng bơm hút sữa. Trước khi cho bú dùng gạc ấm đắp lên vú. Sau khi cho bú thì dùng gạc lạnh để giảm phù nề.

Tắc ống dẫn sữa và viêm vú:

 Khi ống dẫn sữa bị tắc làm sữa bị ứ trệ gây ra viêm vú, có thể viêm từ không nhiễm trùng đến viêm nhiễm trùng. Xử trí: trước hết phải cải thiện sự lưu thông ở ống dẫn sữa sau đó tìm nguyên nhân để giải quyết nếu sau 24 giờ các triệu chứng không giảm phải điều trị thêm bằng thuốc kháng sinh, giảm đau và nghỉ ngơi hoàn toàn.

Núm vú phẳng và bị tụt vào trong:

 Xử trí trước đẻ thường không có giá trị, ngay sau khi đẻ phải giúp bà mẹ tin tưởng rằng trẻ bú từ vú chứ không phải từ núm vú, giúp bà mẹ cho trẻ ngậm vú đúng, cố gắng cho trẻ bú ở những tư thế khác nhau. Giúp bà mẹ làm cho vú dài ra bằng cách sử dụng bơm hút đầu vú ra.

Để có thể khắc phục những vấn đề trên, mời các mẹ tham khảo sản phẩm Núm trợ ti Haaka nhé.

Chăm sóc nguồn sữa mẹ.

Chế độ nghỉ ngơi, lao động của bà mẹ cho con bú

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần có thêm năng lượng để tạo sữa, có thời không nên sử dụng thuốc uống tránh thai có Estrogen. Thay vào đó, có thể sử dụng thuốc có Progestogen vì không ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa.

TÓM LẠI: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả mẹ và con. Trẻ cần được bú sữa non, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng.

Haakaa – Máy hút sữa, Nuôi con bằng sữa mẹ & Sản phẩm Thân thiện với Môi trường cho Trẻ sơ sinh

Làm mẹ đơn giản hơn, dễ dàng hơn và thân thiện hơn.

Haakaa là thương hiệu dành cho em bé do gia đình sở hữu tại New Zealand cung cấp cho các bậc cha mẹ trực tuyến các sản phẩm an toàn, tự nhiên, không độc hại và thân thiện với môi trường. Chúng tôi cam kết 100% tạo ra các sản phẩm thời trang, thiết thực và bền vững, an toàn cho cả trẻ em và hành tinh của chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *