
Lí do trẻ không ngủ xuyên đêm?
Có một vài lí giải tại sao trẻ không ngủ xuyên đêm. Ví dụ:
- Chúng có thể cần được ăn. Trẻ sơ sinh và các bé có một chiếc bụng nhỏ xinh, không chứa được nhiều. Bình thường đối với trẻ sơ sinh chỉ ngủ 2 đến 3 tiếng trước khi ăn lại.
- Bé có thể muốn có được sự an ủi của bạn và an tâm trong đêm
- Trẻ cần một số sự giúp đỡ để ổn định lại và biết đến giờ đi ngủ rồi. Có một thói quen đi ngủ nhất quán mỗi đêm có thể hữu ích.
- Bé có thể bị ốm, mọc răng, hoặc đang phát triển – tất cả những điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
- Nếu trẻ thức giấc vào ban đêm thì giấc ngủ của bạn cũng sẽ bị gián đoạn. Bị mệt mỏi liên tiếp có thể làm bạn cảm thấy ủ rũ và dễ cáu kỉnh, kém khả năng hoạt động. Cũng có một vài những liên kết giữa việc thiếu ngủ và chứng trầm cảm sau sinh, vì vậy chắc chắn rằng cả hai mẹ con ngủ đủ giấc là rất quan trọng.
Nhiều trẻ liên tục thức giấc giữa đêm trong nhiều tháng, thậm chí là khi chúng không đói. Nhưng hầu hết trẻ ngủ tròn giấc qua đêm một cách thường xuyên là khi chúng được một tuổi. Nếu bạn có thể đối phó được sự gián đoạn ban đêm thì sau đó bạn có thể đợi và cho trẻ ngủ qua đêm trong thời gian riêng của chúng. Nhưng nếu bạn cảm thấy khó đối phó với sự mất ngủ này và nó đang ảnh hưởng đến cách bạn nuôi dạy con thì đây là lúc bạn thử một thứ gì đó mới.
Bạn có thể làm gì để giúp bé ổn định lại?
Những chiến thuật này có thể giúp trẻ ngủ tốt hơn và ổn định lại giấc ngủ
Giúp trẻ nhận biết được ngày và đêm. Vào ban ngày, hãy để mọi thứ thật nhẹ nhàng, tươi sáng và năng động – mở rèm cửa, chơi game và tạo thật nhiều tiếng ồn. Vào ban đêm, hãy làm mờ đèn, giữ mọi thứ thật yên tĩnh và cho bé những cái ôm thạt nhẹ nhàng thay vì chơi với chúng. Điều này giúp trẻ thiết lập đồng hồ sinh học và biết được sự khác biệt giữa ngày và đêm. Từ đó, trẻ có thể ngủ xuyên đêm
Cho trẻ tự đi vào giấc ngủ. Chu kì ngủ-thức tự nhiên của trẻ ( nhịp điệu sinh học) bắt đầu phát triển khi trẻ được khoảng 6 tuần tuổi. Điều đó có nghĩa chúng ngủ nhiều hơn vào buổi tối, ngủ ít vào ban ngày. Khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi, chúng có thể bắt đầu tự ổn định và ngủ, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng vậy! bạn có thể khuyến khích trẻ để làm điều này bằng cách đặt bé xuống sau khi ăn lúc trẻ buồn ngủ nhưng vẫn tỉnh táo và xem liệu có thể đi ngủ khi bạn ở gần đó không. Bạn cũng có thể thử sử dụng một cụm từ , âm thanh xoa dịu như là “ Ssh” hoặc “ đến giờ đi ngủi rồi”. Lặp lại đến khi trẻ nhẹ nhàng nhắm mắt, từ đó, chúng bắt đầu liên kết với thời gian đi ngủ và cảm thấy buồn ngủ.
Thiết lập một thói quen đơn giản trước khi ngủ. Bạn có thể cho trẻ tập một thói quen đơn giản trước khi ngủ từ khoảng 3 tháng. Bắt đầu thói quen khoảng 1 tiếng trước khi cho trẻ đi ngủ. Tắt tivi, làm giảm ánh sáng và giảm các hoạt động xuống tạo cảnh đêm và giúp bé thư giãn.
Thói quen tốt trước khi ngủ là gì?
Bạn có thể bắt đầu với việc tắm nhẹ nhàng và sau đó mặc cho bé bộ pyjama. Đọc cho bé nghe một câu truyện hoặc hát ru cho bé ngủ. Bạn cũng có thể thử mát xa nhẹ nhàng cho bé.
Nếu trẻ không ổn định sau khi ăn thì hãy thử xoa bóp một cách nhẹ nhàng da chạm da bằng cách lắc lư nhẹ nhàng. Hoặc nếu bạn cho trẻ bú thì hãy cho bé ăn thêm lần nữa trong trường hợp trẻ vẫn đói.
Một thói quen nhất quán trước khi ngủ sẽ dần dần cho trẻ biết được đến giờ để đi ngủ rồi. Bạn nên hoàn thành thói quen trước khi đi ngủ trong phòng mà con bạn ngủ. Hãy nhớ rằng con bạn nên ngủ cùng phòng với bạn trong sáu tháng đầu tiên.
Các phương pháp có thể huấn luyện trẻ ngủ là gì?
Huấn luyện giấc ngủ mô tả bất kì phương pháp nào bạn sử dụng để giúp con bạn tự ổn định trong giấc ngủ. Nó không dành cho tất cả các đứa trẻ và nhiều ba mẹ không thể chịu được việc huấn luyện giấc ngủ có thể làm bé khóc đòi bạn, thậm chí là trong một thời gian ngắn. Nhưng nếu bạn và gia đình cảm thấy ngủ không đủ giấc để có thể chăm bé cả ngày mà không cảmt thấy cay mắt, bực bội và thiếu ngủ, nó có thể xứng đáng để thử.
Nếu bạn nghĩ trẻ đã sẵn sàng thì có thể thử phương pháp khóc có kiểm soát. Nghĩa là hãy để con bạn khóc chỉ trong vài phút, trước khi quay lại với chúng và đưa ra lời an ủi và trấn an. Dần dần kéo dài thời gian giữa mỗi lần thăm, trước khi quay lại. Bắt đầu với một vài phút và dần nâng lên đến 10 phút.
Bạn cũng có thể vỗ nhẹ và trấn an bé trong khi chúng vẫn ở trong cũi hoặc bế bé lên và đặt xuống lại. tuỳ theo ý định của bạn. Khi làm bé ổn định lại thì vẫn giữ im lặng trước khi rời phòng lần nữa.
Khó có thể nghe việc em bé khóc,thậm chí dù đó là thời gian ngắn. vậy nên nhiều bậc phụ huynh thấy rất phiền não. Trong một thời gian ngắn, khóc có kiểm soát hoạt động hiệu quả cũng như các phương pháp huấn luyện giấc ngủ khác giúp cho em bé ngủ say.
Hãy yên tâm rằng rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra các phương pháp huấn luyện về giấc ngủ có hiệu quả với các bé. Bằng chứng là việc để bé khóc một thời gian ngắn sẽ không làm hại chúng. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng để thời gian đó không quá lâu hơn 10 phút.
Nếu khóc có kiểm soát không hiệu quả với bé thì có các chiến lược không tiếng khóc khác mà bạn có thể thử để giúp con ngủ tròn giấc.
Nhiều chuyên gia về giấc ngủ gợi ý chiến lược “ rút lui dần dần”. Nghĩa là đặt trẻ xuống để ngủ trong khi trẻ ngủ lơ mơ nhưng vẫn thức. Thay vì rời phòng bé thì ba mẹ nên ở lại bên cũi cho đến khi bé ngủ hẳn, vỗ về và vuốt ve bé mỗi khi chúng cần được trấn an. Qua vài đêm, tiến dần dần xa cũi hơn cho đến khi bé ngủ say mà không cần bạn ở bên cạnh.
Một phương pháp đáng để thử đó là phương pháp bế lên, đặt xuống. Nếu bé tỉnh và khóc đòi bạn, hãy đến với bé và bế bé lên, an ủi bé bằng tiếng “Ssh” nhẹ cho đến khi bé đã bình tĩnh lại. Sau đó, đặt lại vào trong cũi.
Không có phương pháp huấn luyện giấc ngủ đơn lẻ nào hiệu quả đối với tất cả các bé. Vì vậy, đừng lo nếu một phương pháp cụ thể không phù hợp với bé nhà bạn. Để một vài tuần rồi thử lại hoặc dùng cách tiếp cận khác để xem có hiệu quả để bé ngủ xuyên đêm không nhé!